Bài đăng

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Vốn tự có là gì?

Đường ưu tiên là gì?

Hợp tác xã tiếng Anh là gì?

Địa chỉ thường trú là gì?

Bộ công thương là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Công ty niêm yết là gì?

Hạng mục công trình tiếng Anh là gì?

p/l là gì?

Quốc hội nghe báo cáo về 2 dự án luật trong ngày làm việc đầu tiên

Sáng nay khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV

Đảm bảo mục tiêu tham gia hiệu quả Hiệp định CPTPP

Đó là một nội dung trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được nêu ra sáng nay, nhằm giải quyết tình trạng "lỗ giả lãi thật" để trốn thuế của một số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sáng 20.5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2019 trước Quốc hội. Theo đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản nhất trí với các kết quả đạt được, trong đó nhấn mạnh, năm 2018 là năm đạt được nhiều kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% là mức cao nhất trong 11 năm gần đây,với động lực chính là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực… Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị đánh giá cụ thể hơn một số vấn đề sau: Đề nghị cần phân tích rõ hơn nguyên nhân khách quan, chủ quan kết quả đạt được năm 2018, những yếu tố tích cực có tính chất đột biến và dài hạn để phục vụ tốt cho công tác điều hành năm 2019 và các năm tiếp theo; đề nghị đánh giá kỹ kết quả,đóng góp của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, tình hình thu - chi ngân sách nhà nước có chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2018 còn thiếu tính bền vững, việc tăng thu phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu ngắn hạn; chất lượng công tác phân tích dự báo về ngân sách nhà nước còn chậm được cải thiện, số chuyển nguồn vốn đầu tư công khá lớn. Công tác thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, có thể gây khó khăn, bị động trong quá trình tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình. Tình hình tồn ngân Kho bạc Nhà nước cũng được đề nghị làm rõ để có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Ngoài ra, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, số lượng và quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp thành lập mới đều tăng, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, hoạt động hoặc giải thể tăng cao, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn; việc kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chưa thực sự hiệu quả; tình trạng chuyển giá, lỗ giả lãi thật, trốn thuế, gây thất thu ngân sách của một số doanh nghiệp vẫn còn tồn tại; cần đánh giá toàn diện chính sách ưu đãi đầu tư với doanh nghiệp FDI từ đó hoàn thiện chính sách về FDI. Các Bộ, ngành có nhiều nỗ lực rà soát, loại bỏ thủ tục, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, cải cách môi trường kinh doanh nhưng còn chậm, chưa thực chất.Việc thực hiện chính sách chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp chưa đạt kết quả như mong đợi. Còn nhiều quan ngại của doanh nghiệp như: Chi phí không chính thức giảm nhưng còn ở mức cao; việc gia nhập thị trường còn nhiều khó khăn; thủ tục hành chính về đất đai, thuế, quản lý thị trường, giao thông vận tải… còn phiền hà. “Các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ vẫn đang gặp khó khăn. Đầu tư tư nhân khó có sự bứt phá bởi năng lực hoạt động, việc tiếp cận các nguồn tài chính còn hạn chế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa phát triển”, báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu.

Cần đánh giá toàn diện chính sách ưu đãi doanh nghiệp FDI

Muốn nhân tài trong công ty không ra đi, sếp hãy cẩn trọng 6 trường hợp sau

Vì sao đăng ký bảo hộ vẫn trùng nhãn hiệu?