Công ty niêm yết là gì?

1. Công ty niêm yết là gì


Công ty niêm yết (listed company) là công ty côngcộng có cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoá

2. Công ty đại chúng là gì?


Cụ thể, chúng ta có thể hiểu là công ty đại chúng là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từcông chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán.

3. Sự khác nhau giữa Công ty đại chúng chưa niêm yết và công ty đại chúng niêm yết trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh.


Trước hết, Bản tin sẽ giúp bạn hiểu như thế nào là CtyĐC.CtyĐC là công ty cổ phần thuộc một trong 3 loại hình sau (theo Điều 25 Luật Chứng khoán):

- Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

- Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại SGDCK hoặc TTGDCK;

- Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Với 3 loại hình trên, bạn đã có thể nhận thấy có CtyĐC chưa niêm yết là loại hình 1 và 3, CtyĐC đã niêm yết trên SGDCK hoặc TTGDCK là loại hình 2.

Để thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty cổ phần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định (Điều 12 Luật Chứng khoán):

1) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

2) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

3) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Một công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh nhất thiết phải là CtyĐC. Tuy nhiên, một công ty cổ phần sau khi trở thành CtyĐC, không có nghĩa công ty đã có thể niêm yết trên SGDCK. Để được niêm yết trên SGDCK, CtyĐC phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 8 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ.

Từ các điều kiện để trở thành CtyĐC và CtyĐC niêm yết trên SGDCK, CtyĐC chưa niêm yết và CtyĐC đã niêm yết khác nhau ở một số điểm sau:

Về vốn điều lệ: CtyĐC phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ VNĐ trở lên trong khi CtyĐC đã niêm yết phải có vốn điều lệ từ 80 tỷ VNĐ trở lên;

Về năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất kinh doanh của CtyĐC là có lãi 1 năm trước khi chào bán trong khi năng lực sản xuất kinh doanh của CtyĐC niêm yết phải là có lãi 2 năm trước khi niêm yết;

Về tính đại chúng: CtyĐC yêu cầu tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính trong khi CtyĐC niêm yết yêu cầu thêm điều kiện là 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết;

Về thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty: CtyĐC không quy định tỷ lệ và thời gian nắm giữ bắt buộc của các thành viên lãnh đạo trong khi CtyĐC niêm yết trên SDGCK yêu cầu ban lãnh đạo phải nắm giữ 100% trong 6 tháng đầu tiên và 50% trong 6 tháng tiếp theo kể từ ngày niêm yết./

Nhận xét